Thông tin cơ bản về đất nước Italia
Tên đầy đủ Cộng hòa Italy
Vị trí địa lý Nằm ở Nam Âu, 1 bán đảo kéo dài đến giữa biển Địa Trung Hải, phía Đông Bắc của Tuynizi
Diện tích Km2 301,230
Tài nguyên thiên nhiên Kẽm, thuỷ ngân, than đá, kali cacbonat, cẩm thạch, barit, amiăng, đá bọt, hoàng thạch, fenspat, pirit, khí tự nhiên, dự trữ dầu thô, cá, đất trồng trọt
Dân số (triệu người) 61.48
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 13.8%
15-24 tuổi: 9.9%
25-54 tuổi: 43.2%
55-64 tuổi: 12.3%
Trên 65 tuổi: 20.8%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 0.340
Dân tộc Người Ý
Thủ đô Rome
Quốc khánh 17/3/1861
Hệ thống pháp luật Dựa theo chế độ luật pháp dân sự
GDP (tỷ USD) 1834
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) -2.3
GDP theo đầu người (USD) 30100
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 2%
công nghiệp: 23.9%
dịch vụ: 74.1%
Lực lượng lao động (triệu) 25.28
Lực lượng lao động theo lĩnh vực
nghề nghiệp nông nghiệp: 3.9%
công nghiệp: 28.3%
dịch vụ: 67.8%
Sản phẩm Nông nghiệp Trái cây, rau quả, nho, khoai tây, củ cải đường, đậu nành, ngũ cốc, ô liu, thịt bò, sản phẩm từ sữa, cá
Công nghiệp Du lịch, máy móc, sắt và thép, hóa chất, chế biến thực phẩm, dệt may, xe có động cơ, quần áo, giày dép, gốm sứ
Xuất khẩu (triệu USD) 483300
Mặt hàng xuất khẩu Sản phẩm cơ khí, dệt may và quần áo, sản xuất máy móc, xe có động cơ, thiết bị vận tải, hóa chất, thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, khoáng chất và kim loại màu
Đối tác xuất khẩu Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ
Nhập khẩu (triệu USD) 469700
Mặt hàng nhập khẩu Sản phẩm cơ khí, hóa chất, thiết bị vận tải, sản phẩm năng lượng, khoáng sản và kim loại màu, dệt may và quần áo, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá
Đối tác nhập khẩu Đức, Pháp, Trung Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha
Nguồn: CIA 2013
* Thể chế nhà nước - Theo thể chế Cộng hòa Nghị viện, chế độ lưỡng viện (từ năm 1946).
Hiến pháp hiện hành được ban hành ngày 1 tháng Giêng năm 1948.
Có 20 vùng hành chính.
Thượng nghị viện và Hạ nghị viện, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu bằng hệ thống đại diện tỷ lệ. Thượng viện gồm: 315 thành viên đại diện cho các khu vực và do các cử tri từ 25 tuổi trở lên bầu, cộng thêm hai cựu Tổng thống và 5 Thượng nghị sĩ suốt đời do Tổng thống lựa chọn. Hạ viện gồm: 360 thành viên được các cử tri từ 18 tuổi trở lên bầu. Tổng thống với quyền lực bị hạn chế có nhiệm kỳ 7 năm do 65 đại biểu của các khu vực và nghị viện bầu. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và được Quốc hội thông qua. Thủ tướng lãnh đạo Nội các. Nội các chịu trách nhiệm trước Nghị viện. 20 khu vực của I-ta-li-a có chính phủ riêng.
* Địa lý - Thuộc Tây Âu. Dãy An-pơ là biên giới tự nhiên giữa I-ta-li-a và các nước láng giềng phía tây và phía bắc. Đỉnh núi cao nhất ở I-ta-li-a cao 4.760m, chỉ thấp hơn đỉnh Mông Blăng (4807m) nằm ở biên giới giữa I-ta-li-a và Pháp. Giữa vùng núi cao và vùng đồi thấp là một chuỗi hồ, gồm các hồ Ma-giô-rê, Lu-ga-nô và Cô-mô. Thung lũng Pô màu mỡ ở phía bắc I-ta-li-a năm ở vùng đồi phía bắc, dãy An-pơ ở phía tây và biển A-đri-a-tích ở phía đông. Nối liền dãy núi cao giáp biển và dãy A-pe-nin là mộtsống núi hẹp của dãy núi An-pơ Li-gu-ri-a. Các dãy núi này tạo thành một xương sống núi chạy suốt chiều dài bán đảo I-ta-li-a. Các vùng đất thấp và tương đối hẹp nằm rải rác ben biển, bao gồm lưu vực sông A-rơ-nô ở Tu-xcan, lưu vực sông Ti-bơ xung quanh Rô-ma, các vùng đất thấp Cam-pa-ni-a xung quanh Na-pô-li, các đồng bằng ven vịnh Ta-ran-tô và các đồng bằng ở vùng pu-gli-a. Phần lớndiện tích các đảo Sác-đi-ni-a (24.090km2) và (Si-si-ly 25.709km2) là núi. Hầu như toàn bộ lãnh thổ của I-ta-li-a chịu động đất. Cả nước có 4 núi lửa còn hoạt động, trong đó có núi lửa Ét-na (3323m) ở Si-si-ly và Vê-su-vi-út (1220m) gần Na-pô-li.
Các sông chính: Sông Pô, 652km; Ti-bơ, 405km.
* Khí hậu: I-ta-li-a có khí hậu Địa Trung Hải. Mùa hạ ấm và khô. Mùa đông ôn hòa. Các đảo Si-si-ly và Sác-đi-ni-a ấm và khô hơn so với vùng lục địa. Dãy An-pơ và thung lũng Pô có mùa đông lạnh và ẩm hơn.
* Kinh tế - Công nghiệp chiếm 31,6%, nông nghiệp: 2,6% và dịch vụ: 65,8% GDP.
Trung tâm công nghiệp chủ yếu của I-ta-li-a là miền Bắc. Ngược lại, miền Nam chủ yếu làm nông nghiệp, sản xuất nho, đường, củ cải, lúa mì, ngô, khoai tây và đậu tương. Phần lớn các nông trại ở miền Nam là các nông trại nhỏ. Nhiều trang chủ ở miền Nam không ủng hộ các thay đổi nên thu nhập của miền Nam về cơ bản thấp hơn miền Bắc. Nông nghiệp miền bắc được cơ khí hóa cao hơn so với miền Nam và cũng sản xuất các sản phẩm chính là lúa mì. ngô, gạo, nho, hoa quả và thức ăn cho gia súc. Công cuộc công nghiệp hóa ở miền Nam đang được khuyến khích. Các ngành công nghiệp miền Bắc phát triển mạnh gồm các ngành điện (sản xuất điện năng cả nước đạt 243,027 tỷ kWh, tiêu thụ 266,705 tỷ kWh, phải nhập điện) và điện tử, xe hơi, xe đạp, dệt, may mặc, đồ da, xi măng, kính, đồ sứ, gốm. Miền Bắc cũng là khu vực tài chính và ngân hàng quan trọng Mi-lan là thủ đô thương mại của I-ta-li-a. Ngoài đá, đặc biệt là đá cẩm thạch, và nguồn thủy điện của các con sông trên dãy An-pơ, I-ta-li-a nghèo tài nguyên. Du lịch và tiền do những người I-ta-li-a lao động ở nước ngoài gửi về là các nguồn thu ngoại tệ quan trọng.
Thời gian gần đây, kinh tế được cải thiện, lạm phát còn 1,7%, thâm hút ngân sách là 2,6%, xuất khẩu 243 tỷ USD, nhập khẩu 206 tỷ USD; nợ nước ngoài: 45 tỷ USD; tuy tăng trưởng vẫn chỉ đạt 1,3%.
* Văn hóa - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 98% dân số.
Giáo dục bắt buộc và miễn phí 8 năm (5 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở). Sau đó phải thi vào trung học (học 5 năm). Sau đó học sinh có thể thi vào đại học hoặc là học nghề. I-ta-li-a có 50 trường đại học, mỗi khó kéo dài 5 năm. Các trường đại học Bô-lô-nha (Bologna), Giê-noa (Genoa), Na-pô-li (Naples)… là những trường đại học lâu đời nhất thế giới.
I-ta-li-a là một nước có nền hội họa, kiến trúc từ thời kỳ cổ đại, trung cổ và phục hưng khá phát triển, đứng vào bậc nhất nhì thế giới. Thời kỳ Phục Hưng, I-ta-li-a trở thành trung tâm nghệ thuật của Tây-Âu. Nhiều danh họa nổi tiếng như: Lê-ô-na đờ Vanh-xi (1452-1519); Ra-pha-en (1483-1520).
Việc chăm sóc sức khỏe và miễn phí, y tế tư nhân được phép hoạt động.
Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: quảng trường Pa-ma, sân đấu, tượng đài thưòi đế chế La Mã ở Rô-ma, nhà thờ Thánh Pi-e, tháp nghiêng Pi-sa, các thành phố Phơ-lo-ren-xơ, Vơ-ni-dơ, Mi-lan, Na-pô-li.
Nguồn: Nhà xuất bản Thế giới