NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI DU LỊCH ĐẢO SÍP (CYPRUS)

Theo thần thoại Hy Lạp, đảo Síp là mảnh đất huyền thoại nơi Aphrodite – nữ thần tình yêu và đam mê – được sinh ra và lớn lên. Hòn đảo gần Paphos, thủ phủ phía tây của quốc đảo, đã nuôi dưỡng nàng, từ một cô gái trẻ tuyệt sắc, tài giỏi đến khi được trở thành một Nữ thần sắc đẹp.


1. Đơn vị tiền tệ Cyprus
Đơn vị tiền tệ được sử dụng chủ yếu ở Cộng hòa Síp là đồng Euro. Đa số người dân coi Euro là đơn vị tiền chính thức từ ngày 1, tháng 1, năm 2008 thay cho đồng Pound Cyprus trước đây. Tuy nhiên, miền Bắc quốc gia này lại sử dụng đồng tiền riêng của họ là đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Cyprus, hầu hết các ngân hàng sẽ cung cấp dịch vụ trao đổi tiền tệ cho đơn vị tiền phổ biến hoặc đơn vị tiền tệ trong séc du lịch, bao gồm Euro, đô la Mỹ, bảng Anh, đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ và Pound Cyprus.
2. Yêu cầu visa.
Công dân Việt Nam bắt buột phải có visa khi đi du lịch đảo Síp. Công dân Châu Âu được miễn thị thực nếu có hộ chiếu còn hiệu lực từ 3 tháng trở lên. Một vài quốc gia được miễn hộ chiếu, chỉ cần trình thẻ căn cước công dân, bao gồm Na Uy, Liechtenstein, Thụy sĩ, Iceland.
3. Luật lái xe ở Cyprus
Cộng Hòa Síp áp dụng theo tiêu chuẩn của Anh quốc là lái xe bên trái. Nhiều con đường có độ quanh co, hiểm trở đúng theo địa hình tự nhiên của Cyprus sẽ là thử thách cho bạn khi lái xe tại đây.
4. Giắc cắm điện
Síp sử dụng ổ cắm điện 3 chân cắm, điện áp 240 voltages tiêu chuẩn. Quý vị nên mang theo một đầu chuyển đổi thích hợp để sạc điện thoại hay máy ảnh.
5. Tình hình thực tiễn về chính trị
Từ năm 1974, miền Bắc và miền Nam Cyprus bị chia cắt khi cuộc xâm lược ở phía Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, với sự viện trợ của chính phủ Athens, nhằm đảo chính quân sự. Cho đến thời điểm này, người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ tập trung sinh sống ở phía Bắc, 2/3 diện tích còn lại ở phía Nam là nơi người Síp gốc Hy Lạp cư ngụ và làm việc. Ranh giới phân chia hai miền Nam Bắc nằm ở Morphou qua Nicosia đến Famagusta, được gọi là biên xanh “Green line”. Các tranh chấp về vấn đề quân sự giữa hai miền đến ngày hôm nay vẫn còn đang tiếp diễn, tuy nhiên, cũng đã được nới lỏng một cách đáng kể, việc lưu thông đi lại giữa đường biên chia cắt đã trở nên dễ dàng hơn so với thời điểm trong quá khứ.6. Văn hoá uống:
Việc chè chén tụ tập say sưa theo một cách thiếu minh bạch và lành mạnh sẽ không được tán thành. Ngoài ra, quốc đảo này cũng có một số quy đinh nghiêm ngặt, không khoan dung liên quan đến việc sử dụng chất kích thích như ma tuý.
7. Ngôn ngữ giao tiếp
Ngôn ngữ chính được sử dụng ở Cyprus là tiếng Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Do ranh giới địa lý quốc gia, tiếng Hy Lạp thường được sử dụng phổ biến ở phía Nam trong khi người dân phía Bắc nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Cyprus vốn là thuộc địa của Anh nên tiếng Anh cũng là ngôn ngữ thứ 2 được dùng rộng rãi để giao tiếp hàng ngày. Thêm vào đó, bạn sẽ thấy rằng hầu hết các văn bản chính thức hay biển báo chỉ dẫn đường phố thường được viết bằng tiếng Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc tiếng Anh (tuỳ thuộc vào vị trí, phương hướng bạn đang ở trên đảo).
8 Nghi thức trang phục
Trang phục thường ngày của người dân Cyprus cũng tương tự như các nước châu Âu khác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi đi đến những nơi thờ cúng tín ngưỡng, du khách nên chọn cho mình những bộ trang phục lịch sự, gọn gàng và phù hợp với hoàn cảnh như quần dài và áo sơ mi có tay đối với nam, váy dài kết hợp với áo có tay đối với nữ, hoặc cũng có thể mang theo áo choàng hay áo khoác mặc ngoài bộ váy nếu như thời tiết nóng bức.
9. Chế độ phụ hệ
Phụ nữ nên lưu ý rằng cư dân quốc gia Địa Trung Hải này đặc biệt rất tín ngưỡng tôn giáo –chủ yếu là Hồi giáo và Kitô giáo, cũng có nghĩa là người đàn ông sẽ nắm giữ hầu hết các vị trí quyền lực và chính trị quan trọng trong đất nước. Cụ thể là, chỉ có nam giới có thể trở thành công chức tôn giáo (trong tín ngưỡng Hồi giáo và Kitô giáo) và làm việc cho các cơ quan chính trị của nhà nước. Còn phụ nữ sẽ thường nắm giữ những công việc có chức vị thấp hơn và quán xuyến công việc trong gia đình. Những cuộc hôn nhân theo chế độ phụ hệ như vậy vẫn được sắp đặt và duy trì cho đến những thập kỷ qua.
10. Ăn uống khi du lịch đảo Síp
Món ăn của đảo Síp mang ảnh hưởng của Thỗ Nhĩ Kỳ và Hy lạp, mùi vị đặc trưng của Địa Trung Hải: oliu, bánh mì kebab, Souvlaki với sốt tzatziki, moussaka, phomai halloumi. Do đó nếu bạn dự định đi du lịch đảo Síp trên 1 tuần, hãy mang theo một chai nước mắm nhỏ với vài trái ớt để có thể ăn uống dễ dàng hơn.

Bài viết liên quan

Tour được quan tâm

Đối tác